Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Người chị miền Đông Đức - VĂN CẦM HẢI

Tôi đọc bài ký này của anh, thấy thương thương quá... Cuộc đời là thế đấy, bất hạnh và đắng cay... nhưng dù sao thì vẫn cứ phải sống, đôi khi với những niềm tin rất mơ hồ...



VĂN CẦM HẢI

Người chị miền Đông Đức 

Thương nhớ chị Hà T. 
Ngay buổi sáng đầu tiên của Lễ Phục Sinh nhằm ngày quốc tế phụ nữ 8/3, tôi lên đường sang Đức thăm người chị Thuý, con gái của Bố Mẹ nuôi mà tôi chỉ mới được một lần gặp ở Hà Nội mấy năm trước. Bỏ lại sau lưng gần 2000 km từ xứ sở hoa tuy líp vượt qua miền Tây sang miền Đông nước Đức, con tàu như tia máu hoang hoải, lạnh lùng nhưng vẫn chuyển động mạnh mẽ tới cùng như tính cách dân tộc Đức, chảy qua bao núi đồi và thảo nguyên xa xôi mang tôi đến thành phố Halle vào lúc chiều dần dà tắt nắng. Bước xuống nhà ga Halle, tôi có cảm giác mình đang rơi vào một địa dành ngoài trái đất bởi vẻ hoang tàn không bóng hành khách của nọ Với bó hoa ngã màu chiều trên tay, tôi loanh quanh tìm bóng dáng chị Thuý nhưng chẳng thấy đâu cạ Lẽ nào những lời nguyện cầu phước lành của người đàn bà Do Thái tôi vô tình gặp gỡ trên tàu ban sáng ở nhà ga Amerfood lại vô duyên trong chuyến đi xa xôi này.
Nhìn bóng mình nhập nhoạng tối trong nhà ga Halle, tôi bắt đầu nhìn thấy mình trải qua đêm ở một hốc tường nào đó như gã ăn mày bơ vơ không nhà không cửa ở ga Gallieni Paris. Nhưng không, trên ghế đợi tàu, tôi phát hiện hai người tóc đen da vàng. Nếu không phải là người Việt thì chí ít cũng là từ phương Đông đến. 
-Anh có tiền không? Tôi muốn đổi ít đồng lẽ để điện thoại cho người nhà đón tôi về- Tôi mạnh dạn yêu cầu. 
-Chú em ở Việt nam sang ạ 
-Anh là người Nghệ!- Tôi thốt lên cắt lời vì cái chất giọng quen thuộc của xứ Nghệ vang lên từ cửa miệng người đàn ông. 
-Phải! Em đọc số điện thoại đi, ta gọi cho. Xa lắc xa lơ thế này mà đi một mình. Liều thế! 
Trong khoảng 10 phút chờ đợi chị Thuý, tôi lân la biết người con gái ngồi bên cạnh người đàn ông là một thợ may bên nhà mới sang Đức chưa đầy 6 tháng. Khuôn mặt vẫn đạm bạc chân quê của một vùng đất nghèo khọ Ai ngờ chốn xa xôi này lại gặp những người xứ Nghê 
Chị Thúy đến! Vẫn khuôn mặt buồn kín đáo mái tóc theo kiểu nữ hoàng Aicập, chị đưa tôi về căn hộ ở khu chung cư nằm trên đường Albert Einstein. Hóa ra chị và đứa con gái My Hà đã đợi một buổi chiều ở nhà ga nhưng chuyến tàu đưa tôi đến Halle quá muộn nên chị ra vệ Đêm hôm ấy, sau bao ngày thèm nhớ món ăn Việt Nam, tôi được chị Thuý cho một bữa cơm rất Việt. Rau muống. Mắm cạ Đậu phụ rán và nhất là ớt xanh và nước mắm. Một không gian Việt Nam thơm tho trong đêm 
Halle miền Đông nước Đức. 
Chị Thúy xa nhà từ năm 19 tuổi. Thiếu nữ Hà Thuý ngày ấy bây giờ đã trở thành một người đàn bà cô đơn gãy gánh giữa đường. Hơn 15 năm ăn ở với người Đức cùng với bao nhiêu sóng gió cuộc đời, chị như già dặn hơn nét buồn câm lặng trên gương mặt. 
Cưới chồng từ năm hai mươi tuổi. Ly hôn sau đó mấy năm vì không chịu nỗi người chồng cờ bạc và rượu thâu đêm suốt sáng. Ham cờ bạc đến độ khi chị Thuý đưa con mới sinh về Việt Nam thăm bà con nội ngoài thì bên này, gã mang sổ tiết kiệm ra ngân hàng rút toàn bộ tiền chị Thuý dành dụm suốt bao năm, tiêu tan trong một canh bạc. Những ngày tháng lưu vong đã biến nhiều người đàn ông Việt 
Nam trở nên cái bóng của thời gian, họ đành tìm nguồn vui qua ly rượu và lá bài. Mất chồng, mất tiền, thế là chị lại phải cặm cụi góp nhặt từng đồng trở lại từ đầu. Sống ở bên quê nhà, không tiền còn có Bố Mẹ, anh em chứ ở bên này mà không xu dính túi chỉ biết ăn bóng trời! Chị vẫn ở vậy với đứa con gái và không lấy chồng, chị bảo sợ đàn ông, rượu và cờ bạc. 
Kể ra chị cũng có một người tình với 10 năm gắn bọ Người đàn ông này rất chăm chỉ làm ăn, yêu Hà My như con đẻ trái hẳn với người chồng cũ ăn chơi sa đoa Tôi nhìn thấy chân dung Mẹ của người tình trên bàn thờ trong căn phòng của chị và tôi hiểu, trong trái tim chị mình, người đàn ông ấy được chị yêu thương và kính trọng như thế nào. Thanh vốn là một bộ đội phục viên đi lao động xuất khẩu ở Đức. Sau khi nước Đức thống nhất, cũng như hàng vạn người Việt đang lao động ở Đông Âu, vì nhiều lý do đã quyết ở lại đất khách quê người, trôi dạt muôn phương. Để níu lấy nước Đức, Thanh phải khai dối mình là kẻ tỵ nạn chính trị, không hồi hương, không chịu đựng được chế độ cộng sản ở Việt nam. Vì miếng cơm manh áo, Thanh đã từ bỏ tấm thẻ đảng viên mà anh từng phấn đấu bằng máu và nước mắt ở chiến trường Campuchia. Nhưng cảnh sát Đức không tin. Nước Đức không dung nạp. Rất nhiều lần Thanh bị đuổi về nước, về rồi lại qua qua rồi lại về đến nỗi nhân viên hải quan ở sân bay không cần đọc tên, nhìn mặt đã biết Thanh lưu vong. Thanh bám lấy Halle, sống chui lũi trốn tránh cảnh sát sau lưng chị Thuý cùng cái quán ăn của chị nhưng rồi cũng không thoát nạn bắt bợ Trong trại tỵ nạn, rất nhiều lần vào đêm trước khi bị dẫn độ về nước, Thanh đã cắt động mạch cổ tay giả vờ tự tử ngõ hầu được đưa vào bệnh viện, mong lỡ chuyến bay và tìm cách đào thoát. Nhưng không may mắn như những lần cắt mạch máu trước đây, lần này Thanh được cứu chữa khẩn cấp và anh vẫn nằm trong diện buộc phải về nước. Thế là chị tôi còn lại một mình với
Halle. Khắc khoải chờ đợi ngày qua đêm đến một ngày Thanh trở lại như lời thư anh tha thiết với chi 
Đêm đầu tiên trên nước Đức, tôi cứ thao thức không ngụ Nơi nào đó dưới vùng trời mênh mong này, cô bé Sơn Tây đang lưu lạc ở đâu. Chỉ có trời xanh mới biết, gã thanh niên ở nhà ga Hannover nói đúng, chỉ có trời xanh mới biết phận buồn con đỏ con đen của mình, mới biết đằng đẵng bao năm trời chị Thuý của tôi đã làm gì với ký ức, đã hy vọng gì với tương lai! Tôi muốn vài ly rượu nhưng thôi đành câm nín! Tôi sợ khi tỉnh giấc, ly rượu sẽ làm chị nhớ lại di chứng buồn về người chồng đã ngâm sống đời mình trong rượu và cờ bạc. 
Chị Thuý dẫn tôi đi chơi trong thành phố, ghé thăm mấy người bạn Việt của chị, ai cũng ngỡ tôi dân chờ nhập trại! Cái tin chị Thuý có người em sang chơi có lẽ tất cả bàn bè chị đều biết, gặp mặt trực tiếp hay gián tiếp qua điện thoại, mọi người cứ đinh ninh tôi sẽ vào trại xin tỵ nạn! Có người còn hỏi tôi là Cộng hay Kiều! Cộng đồng lưu vong của người Việt vẫn có cái kiểu phân biệt người tỵ nạn Việt Nam đi lao động ở các nước xã hội chủ nghĩa là Cộng, người ra đi trước 75 hay sinh ra ở miền Nam là Kiều! 
-Hay chị dẫn em vào trại nhé!-Tôi đùa. 
-Thật không! Thằng khỉ!-Chị Thuý gõ vào đầu tôi- Em đừng ngạc nhiên khi mọi người nhầm em là "dân nhảy". Cứ 10 người Việt sang Đức là có hơn một nửa nhảy vào trại tỵ nạn rồi! 
Hai chị em ghé vào cửa hàng bán áo quần góc phố cổ 
Halle. Vừa nghe chị Thuý giới thiệu thằng em từ Hà lan sang chơi, chị chủ quán hỏi ngay không hề đắn đo. 
- Thế bao giờ vào trại? 
- Nó đi học!-Chị Thuý trả lời. 
- Vậy à! chị nói thế thôi chứ em nên về nước đi. Đừng như bọn chị thất cơ lỡ vận xứ người- người đàn bà xếp lại đống áo quần trẻ con ngậm ngùi với tôi- Bên nhà có biết đâu tụi chị phải chôn đời mình trong cái gian hàng xó xỉnh này. 
-Sao mấy chị không vể 
-Ngày trước mình sang đây chỉ làm công nhân đơn thuần chứ có được đào tạo có bằng có cấp gì đâu. Bây giờ về chỉ là thất nghiệp, muốn đi làm công nhân thì đã quá tuổi, muốn buôn bán thì tiền bạc cũng khó khăn. Thôi đành lưu lạc nơi đây cho khuất mắt gia đình! 
Câu trả lời ấy không chỉ của riêng người đàn bà mà của hàng vạn người Việt dọc ngang đây đó trên đất Âu châu sau khi khối các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp độ Người Việt ở Balan, ở Nga, ở Séc, Bungari, Hungari...lại thêm một lần lưu vong, đa số di cư sang các nước Tây âu để kiếm ăn. Tại nhà ga Amstel, trước lúc gặp Đào Ly, tôi đã gặp Tuyết-cô gái quê Hải Phòng, hiện sinh sống ở Séc và đang nung nấu ý đồ nhập cư vào Hà Lan. Để làm được điều đó, Tuyết đã mang hai đứa con nhỏ của mình sang Hà Lan ở nhờ một người bà con ăn học. 
- Chị nhớ con cái lắm chứ nhưng phải đành vậy. Chúng phải học tập ở Hà Lan để có cái cớ sau này chị xin chính phủ Hà Lan sang đoàn tụ với con thì dễ hơn là đi bằng đường trại tỵ nạn. Không khéo thì bị đuổi về nước như chơi! Trăm sự cũng mấy chữ miếng cơm manh áo mà phải bạt xứ, mà phải thủ đoạn như vầy! 
Miếng cơm manh áo và sức tàn phá của một hệ thống chính trị khi bị sụp đổ thật mãnh liệt. Từ trong cửa hàng áo quần của người bạn chị Thuý, tôi hình dung ra hậu quả mang tính toàn cầu của nọ Ngày trước, gia đình nào có con em đi xuất khẩu lao động đều rất hãnh diện, hãnh diện hơn cả là được đi Đức. Một năm đi Đức bằng ba năm đi Tiệp, một năm đi Tiệp bằng ba năm đi Nga mà lại! Xe đạp Mifa, xe máy Simson là nhãn mác cho những gia đình có con lao động ở nước Đức. Bây giờ, tất cả đã lùi vào dĩ vãng. Có thể kiếm được nhiều tiền hơn nhưng cần phải liều mạng, cần phải bụi bặm, tranh chấp hơn cái thời ngày hai buổi cơm nước phân xưởng xã hội chủ nghĩa lo! Nếu không thì cũng phải có một thái độ bất cần đời, xí xoá ngày tháng bằng cách sống nhờ trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp của trại tỵ nạn. 
Cũng không nên trách cứ nước đã cưu mang mình vì ngay cả dân chúng của họ cũng bị xao trộn, bị cuốn phăng vào dòng xoáy của cơn lốc chính tri Với người Đức, kể từ sau tiếng búa đầu tiên vang lên đập tan bức tường Berlin ngăn cách hai miền, thân phận người dân Đông Đức đổi thay hoang tàn. Đi từ miền Tây sang miền Đông, càng đi càng thấy xa dần vẻ phồn vinh. Những nhà ga han rĩ, những nhà máy chơ vơ không khói, những khu chung cư vắng người là hình ảnh về một miền Đông Đức sau khi thống nhất đất nước. Quá nửa dân số Đông Đức phải sang làm thuê ở Tây Đức với đồng lương kém một bậc so với người Tây Đức. Hình như, nhà văn G. Grass từng cay đắng với đất nước mình: Sự thống nhất của nước Đức là một sai lầm trầm trọng! 
Ngôi nhà của cậu Linh cách nhà chị Thuý khoảng 30km thực sự là một khu tập thệ Cả mấy chị em bên vợ cùng con cháu chung sống với nhau trong 3 tầng lầu cũ kỵ Trừ đêm khuya, mỗi gia đình đều thu mình trong một phòng riêng, còn cả ngày ngôi nhà như một tổ ong lớn. Trong số mấy chị em, có người đã thuộc diện dân tỵ nạn đã mấy năm. Ghi danh ở trại nhưng xin ra sống ngoài, vừa tiện lợi vừa có thể buôn bán thêm hàng lậu mà sống. Giữa không gian bát nháo, tràn ngập tiếng khóc cười đùa nghịch của bầy trẻ con hao hao giống nhau, tôi để mắt đến sự lạc lõng của Cường- thằng bé tôi gặp ở nhà chị Thúy hôm mới đến. Nó gây một ấn tượng cho tôi, không phải vì cái dáng non nớt ở cái tuổi hơn mười lăm của nó mà vì lời nói già dặn, già như một ông lão nếm đủ gian truân cuộc đời. 
- Đây không phải là thế giới của cháu. Cháu là một kẻ vong quốc, vô gia đình, vô chính phủ, một kẻ lang thang!- Cường nghêu ngao trên ghế- Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn! 
Cường là một đứa trẻ cô đơn dù Mẹ nó vẫn ở trong cái thành 
Halle này. Bố mẹ Cường bỏ nhau. Bố vẫn ở Hà Nội. Cường theo Mẹ sang Đức từ nhỏ, người đàn bà lấy chồng mới và bỏ mặc đứa con mình bơ vơ hôm ăn cơm nhà này mai uống nước nhà khác vô định. 
- Mẹ cháu trả thù Bộ Bà ấy mang giọt máu của dòng họ cháu ném vào nước Đức. Có lẽ từ một đêm vui dưới một bụi cây nào đó, cháu được ra đời. Cháu nhớ nhà lắm, nhớ những ngày bên bà Nội, nhớ bạn bè bên kia lắm nhưng làm sao về được. Nơi nào cũng không thừa nhận cháu. Bố đã lấy vợ, Mẹ cũng lấy chồng, cháu đành lấy cô đơn và lang thang...- Cường cay nghiệt nhìn tôi. Hắn lại biến sắc cười rất điệu đàng ra dáng ăn chơi- Thi thoảng cháu cũng yêu vài bé tây cho vui! Nhưng rồi lại chia tay. Trả thù dân tộc ấy mà! Cháu học nghề sửa máy ở trường và cũng bị đuổi nhiều lần vì chơi lại thầy giáo. Người Đức ỷ mình giàu có và thông minh nhưng cháu chẳng ngán. Có hôm cháu bảo ông thầy là "dân Hit" và nên xấu hỗ vì điều đọ Thế là ông xách tai, quẳng cháu ra lớp. Thế giới này không phải là của cháu. Chú biết không, nhiều đêm cháu trở dậy thèm một lời ru của mẹ quạ Cháu nhìn đứa con của Mẹ cháu và ông bố dượng, thèm muốn mình được một lần âu yếm trở lại nhưng không bao giờ cọ Cháu xem cô Thuý như mẹ của mình. Không chỉ cô Thuý mà nhiều người khác đều yêu cháu lắm. 
Bên này bên kia nếu có ai nghe được lời tâm tình của một đứa bé lang thang mặt còn măng tơ ấy, có lẽ tình yêu không bao giờ có chia ly và hơn nữa, chẳng bao giờ có cảnh lưu vong tìm vận may xứ người. Nhưng Cường chỉ là Cường. Cường chỉ là hạt bụi có hề chi nhức nhối những bàn chân vốn đã chai sạn buồn vui kiếp lưu vong. Sống với một thế giới biết rằng không phải là của mình nhưng Cường đành phải sống. Điện thoại cầm tay, tiếng Đức như gió là biểu hiện sự hoà nhập nhanh chóng vào xã hội phương 
Tây của một đứa trẻ Việt Nam. Ngày chia tay, Cường ngồi trên cái bệ cầu vỡ sau vườn nhà cũ kỷ của cậu Linh, Cường chua chát không ngợ 
-Cháu sẽ không lấy vợ đâu! Cháu sẽ không bao giờ sinh con. Cháu không muốn đời mình thêm một lần nữa phải đớn đau. Bản thân cháu là quá đủ rồi chú a Chú là người lớn vậy chú có biết cái gì là đau đớn nhất một đời người không? Đó là khi người ta có tuổi thơ nhưng đành phải ném nó vào bụi cát! Thà không có còn đỡ đau hơn! 
- Đừng suy tư vượt quá tuổi mình như thệ Tốt nhất là Cường nên gắng học thật giỏi, sống thật ngoan đừng phụ lòng yêu thương của cô Thuỵ Không ai từ chối người giỏi cả, nhất là đối với những người có tấm lòng như Cường 
-Cháu cũng mong như thệ Chú yên tâm đi, cháu sẽ cố gắng. Không phải vô cớ mà cháu tự đặt tên hộp thư cho mình là "chiều vàng", "chiều vàng" là hình ảnh quê nhà nội ngoại ven đê sông Hồng nơi cháu sinh ra, bị bỏ rơi khi lớn rồi sẽ trở về lúc già! Dù có vỡ nát như cái bồn cầu này, cháu cũng mong mình được vỡ nát trên mãnh đất quê nhà chú ạ! 
Cho đến lúc ngồi bên mộ Nietzsche ở làng Rosken ngoại ô thành phố 
Halle, tôi vẫn văng vẵng câu buồn da diết của Cường. Dưới mồ xanh hoa cỏ kia, "siêu nhân Nietzsche" cũng trở về hồn nhiên với đất làng Rosken. Cường của tôi, nó chẳng đòi hỏi phải lớn lao thành siêu nhân, nó chỉ cần một tiếng ru tuổi thơ. Rồi một ngày, nói như Cường, không thành nhân thì cũng thành giang hồ, Cường sẽ được đất ôm vào lòng nhưng là đất xứ người chứ không phải tấc đất ấm mùi nội tổ quê nhà nếu hắn quên mất bóng chiều vàng! 
Tôi theo chuyến xe hàng của cậu Linh ghé thăm khu chợ ở đầu ngôi làng nhọ Người được xem là ông chủ Việt khá giả ở Halle nói với tôi. 
- Trong vòng 30 km không có quán hàng nào lớn như của cậu- Vừa bốc hàng trên xe xuống cậu vừa nói với tôi- Một năm cũng kiếm được vài chục ngàn đô la từ cửa hàng này. Đợi mãi mới chợp được quả này đấy cháu a Người như cậu hiếm lắm bởi đa số người Việt ở đây cả năm may lắm chỉ kiếm được trên dưới 2000 đô la, thậm chí có người không dành dụm nỗi 1000 đô la. Nếu ở Việt nam lương cháu đều đặn 2 triệu tháng thì đừng bỏ xứ mà sang đây. Khổ lắm! Nhục lắm. Rồi cậu cũng sẽ về lại quê nhà thôi.. 
Tôi muốn chụp một bức ảnh kỷ niệm nhưng cậu Linh xua tay. Tôi hiểu, có lẽ cậu không muốn gia đình bên kia nhìn thấy cậu là một người tạp hoá chăng? 
Trên đường về lại thành phố Halle, xe đi qua dưới bóng pháo đài cổ vùng ngoại ô Waimar nơi lưu dấu cuộc đời và sự nghiệp của Goethe và Bach, cậu Linh vẫn không dứt chuyện vãn. 
-Bên này, đôi khi gặp người quen không dám hỏi địa chỉ của nhau vì biết đâu sau ngày gặp nhau người ta bị cướp, bị giết họ lại nghi mình là thủ phạm. Halle còn thanh bình chứ trên Leipzig và nhiều thành phố khác, người Việt giết nhau vì tiền nhiều lắm. Có kẻ chết mấy ngày trong phòng không ai biết! 
- Cậu có biết Sinh "Nga" không? Anh ta chết cách đây không lâu? 
- Không, làm sao biết được. Thời gian đâu mà để ỵ Chết chóc chém giết. Trả thụ Bình thường thôi!- Cậu Linh lạnh tanh. 
Thay vì theo lời mời của gia đình cậu Linh lên Leipzig dự cuộc thi hoa hậu áo dài do cộng đồng người Việt tổ chức, tôi muốn về thăm nơi ở mới của chị Thuỵ Chỉ còn vài ngày nữa là chị sẽ xa Halle. Từ Halle về Zenlensoda cách xa nhau chừng 200 km. Những ngôi làng ngóng cổ cao tháp chuông nhà thờ lúc ẩn lúc hiện trên những cánh đồi mềm mại ánh chiều hôm. Zenlensoda là vùng mà hơn 15 năm trước chị từng sống với cái nghề dệt may khi mới từ Việt Nam sang Đức. Đó không phải là thành phố, đó là một làng quê yên ả, heo hút của miền Đông nước Đức. 
Nhưng ở cái chốn tưởng như tận cùng trời đất nước Đức này vẫn có mặt hơn 70 người Việt sinh nhai! Sau thời buôn bán áo quần, mở nhà hàng, bây giờ lại đến hoa quả tươi. Buôn bán ở thành phố khó lòng cạnh tranh với các siêu thị của người bản xứ, người Việt chấp nhận bỏ thành phố, kéo nhau về làng quê làm ăn. Ngôi làng nơi chị Thuý sẽ ngồi bán hàng hoa quả tươi nằm trên lưng đồi, phía bên kia hồ nước xanh bóng rừng thông. Tôi nhìn gian hàng còn trống, bao nhiêu vẻ thơ mộng của vùng quê nước Đông bổng mặn buồn dòng nước mắt. Cát bụi lưng trời, thân gái dặm trường , chị tôi ngồi đó sau quầy rau quả, bàn tay gọt rửa trái cây bán cho người mà ngỡ như gọt rửa cả tuổi thanh xuân rụng chín mười ngón tay! Từng mấy năm bán hàng tạp hoá ở chợ Đông Ba kiếm tiền ăn học, tôi biết sự vô vị của thời gian mỗi khi vắng khách. Mỗi khi vắng khách, chị tôi sẽ nhìn ra cửa sổ, tiếng thở dài chắc sẽ chênh vênh nhiều lắm với con đường uốn quanh những ngôi nhà cổ kính, im lìm không dáng người thân quen. 
Lại được ăn cơm Việt Nam. Suốt bữa cơm trong nhà người bạn gái của chị Thuý, tôi không khỏi bồn chồn khi bắt gặp đôi bàn tay dăm dúa dao cắt bưng bát cơm của người em trai trong gia đình. Quang, cử nhân khoa Đông phương học của Trường đại học khoa học và xã hội nhân văn Hà Nội. Ra trường đã mấy năm thất nghiệp. Quang sang Đức sống với anh chị mình. Như bao người đàn ông khác, ngày ngủ đêm thức trắng với những chuyến hàng hoa quả tươi. Chuyển hàng ra chợ phải lựa chọn, cắt gọt hoa trái sao cho thật bắt mắt khách hàng. Bàn tay nhà Đông phương học đã bị băm vằm vết dao cứa và các sắc tố hoá học trái cây chợ búa phương Tây. Suốt dọc đường trở lại Halle, không biết bao lần, nước mắt tôi ràn rụa trong đêm. Khi gặp lại nhau, bàn tay chị Thuý có còn mềm trắng trên vòng tròn tay lái hay cũng nhừ nát như Quang sau những đêm bốc hàng, cắt gọt trái cây. Phương Tây dịu dàng, phương Tây phồn vinh nhưng Phương Tây vẫn có những vết dao cứa lòng như vậy. Buồn thay những vết cứa ấy hầu như chỉ dành cho người lưu vong, cho người Việt Nam! 
Hai chị em khuya khoắt về Halle. Không biết bao lần, tôi đã khóc thầm với chị Thuỵ Ngày mai tôi về Hà Lan. Hai mẹ con chị Thuý lại trôi qua bốn mùa nước Đức không chồng không cha. 
-Em cầm về Việt Nam cho chị cái này- chị Thuý lấy chiếc nhẫn vàng gãy đôi đưa cho tôi- Em cố gắng gặp Thanh, nói với Thanh rằng Chị vẫn chờ đợi miễn sao anh ấy phải giải quyết dứt điểm chuyện gia đình! Bạn bè chị, cả em nữa cũng không thể hiểu tấm lòng chị đối với anh ấy. Người ta bảo chị cứng đầu, chị điên vì chờ đợi một điều vô vọng nhưng có còn hơn không! 
-Em sẽ nói gì với Bố, với Mẹ về chị đây-Tôi rầm rì - Có lẽ em sẽ nói dối rằng chị Thuý hạnh phúc với một cuộc sống đủ đầy phương xa. Em không muốn tuổi già của Bố Mẹ, vốn đã đau lòng con cái lại gánh nặng thêm lo âu. Rồi Bố Mẹ, rồi gia đình bao người lại được sống hạnh phúc cùng con cái trong ảo vọng thiên đường! Bên nay cứ nhầm lẫn bên kia mà sống! 
Tôi lên tàu khi trời mờ sáng. Con tàu chuyển bánh, chị Thuý dõi bước tìm khuôn mặt tôi trên ô cửa. Tôi muốn gào lên nhưng không, tôi không muốn chị nhìn thấy dòng nước mắt rát chảy trên mặt mình. Nhà ga Halle và dáng hình gầy yếu trong chiếc áo khoác da nâu của chị khuất dần trong sương. Chị trở thành một mãnh trời lưu lạc trên mái đầu tôi dù bất cứ nơi nào, ngay cả khi trở mình trong giấc mơ về miền Đông Đức hoang tàn.
Về Hà Nội, tôi đi tìm nhà Thanh ở làng Nhật Tân. Đó là một quán gội đầu. Một người đàn bà có thai chào tôi. Trên vòm bụng cao, tôi nhìn thấy đêm Halle và bóng hình mòn mõi của người chị hụt hẫng bước về xốn xang. 
-Chị lạ- 
-Tôi là vợ anh Thanh! 
Thực ra, tôi không quá đổi bất ngờ bởi tôi đã biết Thanh có vợ nhưng cái thai nhi đang hình hài lớn dậy trong bụng người đàn bà làm tôi loạng choạng. Đứa hài nhi kia có biết, người Cha đã ruồng bỏ mình bằng những bức thư gửi cho một người đàn bà không phải Mẹ nọ Thanh nhớ nhung, Thanh dằn vặt, Thanh van lơn được trở lại nước Đức với chị Thuỵ Thanh sẵn sàng cắt bỏ người vợ cũ và đứa con gái để làm lại cuộc đời! Đó là những gì Thanh viết trong thư gửi chị Thuỵ Thật trớ trêu, bên kia chị tôi mắt sâu chân chim chờ đợi tháng ngày, bên này Thanh lại đang lo tả lót chờ đợi đứa con thứ hai ra đời! 
Tôi trao chiếc nhẫn cho Thanh và không muốn nói một lời nào. Quán nước nhỏ, tôi không muốn nghe lời Thanh phân bua, rằng cuộc đời phải đi trong khổ đau mới hạnh phúc, rằng hãy hiểu cho Thanh đứng giữa ngã ba đường, rằng trong đời Thanh, chị Thuý của tôi là tất cạ 
- Anh là một kẻ tàn nhẫn. Cùng một lúc anh đã làm cho hai người phụ nữ trở thành kẻ khốn nạn. Anh biến thế giới xung quanh mình thành những nạn nhân, anh không biết rằng anh cũng là một nạn nhân. 
Tôi đặt chiếc nhẫn lên bàn, bước chân ra quán. Chị tôi từng cắt bỏ một cánh tay buồn và lần này chị còn đủ sức hay không. Thà tật nguyền để tái sinh, dẫu đau đớn, còn hơn rĩ chảy vết thương năm này qua năm khác vô vọng. Tôi về thăm Hưng Yên, giữa vùng quê bát ngát màu nhãn, bên con đường về làng, tôi nhìn thấy căn nhà hộ sinh- nơi chị Thuý cất tiếng khóc chào đời 36 năm về trước. Ngôi nhà hộ sinh cũ kỷ và vẫn tiếp tục đón chào những tiếng khóc mới, những tiếng khóc thơ trinh dày lên tiếng khóc xa xự Mùa nhãn chín đang về phố Hiến, dưới từng chùm nhãn sum suê hoa lá mái nhà tổ tiên, tôi chạnh lòng, có hạt nhãn nào sẽ mát lành bắt gặp bàn tay chị Thuý trong gian hàng trái cây ở ngôi làng xa vắng bên kia miền Đông nước Đức.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét